Ý nghĩa sâu xa của Tây Du Ký
Tối lang thang vô tình đọc được bài này trên của anh Huy nên copy về blog chơi :p
Sa Tăng: Người chăm chỉ nhất, cái gì cũng làm không thấy than thở nên lúc nào Sa tăng cũng đi cuối cùng, chậm tiến nhất, lúc nào cũng vác một cái gánh nặng hành lý trên vai. Ở đời cũng thế thằng nào cứ lầm lũi làm không kêu ca than thở thì lúc nào cũng bị ấn gánh nặng vào đầu. Luôn luôn xếp bét bảng xếp hạng.
Trư Bát Giới: Một tên tham ăn, hám gái, ngu dốt lúc gặp yêu quái là chuồn (gặp việc là lướt) nhưng luôn biết nịnh sư phụ (Sếp), lúc nào cũng quấn lấy Sếp nên công việc nhẹ nhàng (chỉ việc dắt ngựa)
Ngộ Không: Anh ý giỏi nhất, biết đúng sai, biết làm việc nhưng không bao giờ được làm theo ý mình lúc nào cũng bị một cái gì đó trói buộc (vòng kim cô)
Sư phụ: Yếu... nhát gan... thông minh cũng chả là bao... đôi lúc lại còn bị yêu quái nó lừa... thì lại làm Sếp.
Yêu quái: Toàn là bọn con ông cháu cha, cứ lúc nào Tôn ngộ không đưa gậy định giết thì một vị tiên nào đó xuất hiện kêu:"khoan...." nó vốn là con ông này ông khác xin đưa về trời dạy dỗ. Yêu quái toàn con nhà trời cả.
Trong loạt phim về Tây Du Ký mình chỉ thích xem phiên bản do đài truyền hình trung ương Trung Quốc sản xuất năm 1986, đặc biệt là nhân vật Tôn Ngộ Không do Lục Tiểu Linh Đồng đóng. Chắc chắn cái bóng của nhân vật Tôn Ngộ Không sẽ không bao giờ vượt qua được. Tất cả các diễn viên đóng lại sau này đều không có được cái thần đậm chất "khỉ đá" như thế này ^^
Nhân tiện nhắc đến Tây Du Ký mình lại vô tình tìm được bài viết này, cũng rất hay về tác phẩm Tây Du Ký, lý giải được vì sao mà cuối phim Đường Tăng phải đưa chiếc bát vàng vua Đường ban tặng cho A Nan, Ca Diếp :)